Bạn đang sở hữu một trang web, tuy nhiên bạn không biết gì nhiều về nó. Bạn không biết lượt truy cập của web mình trong 1 tháng là bao nhiêu, người khác vào trang web của bạn bằng những truy vấn nào? hay đại loại về nhiều vấn đề liên quan khác nữa. Bạn từng nghe về Google Analytics nhưng lại chưa biết nó là gì? Hoặc bạn chưa từng sử dụng Google Analytics cho trang web của mình? Hoặc bạn đã được đơn vị thiết kế website trước đó cài đặt Google Analytics nhưng lại không biết cách tận dụng những tính năng tuyệt vời từ nó? Vậy thì bài viết này là dành cho bạn.
Bài viết này sẽ Hướng dẫn sử dụng google analytics và cách cài google analytics cho người mới bắt đầu một cách chi tiết, tổng quan nhất, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành. Và điều trước tiên chúng ta cần tìm hiểu đó chính là:
Google analytics là gì?
Google Analytics là một dịch vụ miễn phí của Google ra đời năm 2006 khi mua lại Urchin. Kể từ đó, nó là một trong những nền tảng chuyên nghiệp hàng đầu trong việc đo lường số liệu.
Theo wikipedia thì: Google Analytics (viết tắt là GA) là một dịch vụ miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web. Nó là sản phẩm được các nhà Marketing trong giới Internet dùng để đối chọi lại với giới webmaster và giới kỹ thuật trong khi nền công nghiệp phân tích web đang ngày càng phát triển.
Google Analytics là một trong những phần mềm phân tích kỹ thuật số phổ biến nhất. Đó là dịch vụ phân tích trang web miễn phí của Google, cho phép bạn phân tích chi tiết chuyên sâu về khách truy cập trên trang web của bạn. Nó cung cấp những hiểu biết có giá trị có thể giúp bạn định hình chiến lược thành công cho doanh nghiệp của bạn.
Vì ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều có sự hiện diện trực tuyến thông qua một trang web. Do đó, cách dùng google analytics trở nên rất quan trọng đối với bạn để tìm hiểu cấu trúc bên trong của trang web của bạn để xem liệu nó có hoàn thành mục đích của nó hay không.
Bất kể bạn là trang web thương mại điện tử hay blog thông tin, bạn chắc chắn sẽ muốn hiểu và nghiên cứu hành vi của khách truy cập để cung cấp kết quả tốt hơn. Việc sử dụng google analytics đem đến cho chúng ta những ưu điểm nổi bật sau:
- - Nó miễn phí
- - Tự động thu thập dữ liệu
- - Bạn có thể tạo báo cáo tùy chỉnh
- - Dễ dàng tích hợp với các công cụ và nền tảng khác
- - Khả năng đo lường tìm kiếm trang web nội bộ
- - Để hiểu lý do tại sao khách truy cập thoát khỏi trang web của bạn
- - Để biết độ tuổi, giới tính, sở thích, thiết bị và vị trí của đối tượng của bạn
- - Để hiểu nền tảng xã hội nào cần nhắm mục tiêu
- - Để hiểu loại nội dung bạn nên viết
- - Để kiểm tra xem bạn có đạt được mục tiêu không
Có thể bạn quan tâm: Google search box là gì? Cách sử dụng google search box
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Analytics
Trên đây chúng ta đã nắm được về khái niệm và những hữu ích mà Google Analytics đem lại cho người sử dụng. Tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách cài đặt google analytics và cách sử dụng google analytics đơn giản, chi tiết nhất.
Hướng dẫn cài đặt google analytics
Trước tiên, để cài đặt google analytics cho website thì chúng ta phải tạo một tài khoản Google Analytics và lấy mã tracking.
Tạo google analytics bằng cách truy cập đường link: https://www.google.com/analytics/web?hl=vi màn hình sẽ hiển thị như sau:
Nhấn thiêt lập miễn phí và tiếp tục. Cửa sổ khai báo google analytics xuất hiện:
Điền tên tài khoản của bạn và nhấp tiếp
hướng dẫn google analytics
Chọn thông tin bạn muốn đo chỉ số nào và nhấn tiếp
hướng dẫn cài google analytics
Nhập địa chỉ trang web, danh mục ngành của bạn, chọn múi giờ và nhấn tạo.
Màn hình sẽ hiển thị thông tin:
Cách tạo google analytics
Bạn tích chọn tương tự và nhấn tôi chấp nhận. Màn hình hiển thị tiếp theo là trang quản trị google analytics của bạn. Tại đậy Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn một “ID theo dõi” và một “mã code”:
cách xem google analytics
Tiếp theo bạn chỉ cần cài google analytics cho website bằng cách Bạn coppy “mã code” dán vào file header.php trong trang quản trị website. Sau đậy sẽ là các bước cụ thể về Cách cài đặt google analytics cho wordpress
Xem thêm bài viết: Có phải WordPress là mã nguồn hộ trợ SEO tốt nhất?
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị website của wordpress. Vào Appearance -> Editor
Bước 2: Click vào Header.php ở bên phía tay phải (như hình dưới)
Bước 3: Copy “mã code” ở đầu bước 4 và paste(dán) ở dưới thẻ
(như hình ở dưới) rồi click vào Update File
Cách sử dụng analytics
Như vậy là bạn đã hoàn thành cài đặt google analytics cho wordpress. Chỉ cần đợi 48h sau là bạn đã có thể xem được số lượng người đang truy cập vào trang web của mình trên Google Analytics rồi.
Đối với các website code tay, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị thiết kế web cho mình và gửi mã code cho họ thêm vào website của mình nhé.
Trên đây là hướng dẫn cài đặt google analytics cho website một cách chi tiết nhất hiện nay, rất dễ phải không nào. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về google analytics.
Một số chức năng thống kê cơ bản của Google Analytics
Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về các chỉ số google analytics:
1. Người dùng – User – Visitor
Chỉ số người dùng, hay còn được gọi là User, Visitor, là một chỉ số cơ bản dễ hiểu nhất trong ứng dụng của Google Analytics. Chỉ số người dùng này cho bạn biết được số lượng người đã truy cập vào website của mình.
2. Số phiên – Session
Số phiên trong google analytics là gì? Số phiên trong GA có ý nghĩa như một phiên làm việc trên thực tế. Nó sẽ được tính từ lúc người dùng bắt đầu vào website của bạn cho đến lúc thoát ra.
Tại các báo cáo của Google Analytics đều có thống kê google analytics chỉ số phiên này. Số phiên nhiều tức là có nhiều traffic truy cập vào trang web của bạn.
3. Thời gian trên trang
Chỉ số này sẽ đo lượng người dùng trên một trang bất kỳ. Ví dụ như vào trang chủ trong 3 phút rồi chuyển sang trang sản phẩm thì thời gian trên trang chủ là 3 phút. Để xem bạn vào báo cáo hành vi => nội dung trên web => tất cả các trang.
Thời gian trung bình trên trang = Tổng lượng thời gian trên trang / Số lần xem trang
4. Thời lượng của phiên
Thời lượng phiên chính là tổng quãng thời gian mà người dùng ở trên trang web của bạn, không tính trên một site cụ thể nào. Bạn có thể xem báo cáo thời lượng của phiên tại báo cáo sức thu hút => tất cả lưu lượng truy cập => Kênh.
Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.
5. Tỷ lệ bỏ trang – Bounce Rate
Bạn cần phân biệt giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang, tương ứng với Bounce Rate và Exit Rate. Theo đó tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất và không có tương tác, tức là người dùng xem một trang duy nhất của bạn rồi thoát nó ra.
6. Tỷ lệ thoát trang – Exit Rate
Tỷ lệ thoát trong google analytics là Tỷ lệ thoát trang tính trên lượt thoát hẳn ra ngoài website của bạn, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì website càng bị Google đánh giá thấp, vì thế sẽ ảnh hưởng tới hoạt động seo web lên top.
7. Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số quan trọng nhất trên website. Chỉ số này sẽ cho biếtcó bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ chuyển đổi có thể được tính là lượt tương tác với web, order, live chat…
Bạn có thể xem báo cáo tỷ lệ chuyển đổi tại bảo cáo số chuyển đổi => mục tiêu => tổng quan.
Lưu ý: để GA cập nhật các dữ liệu này thì bạn cần phải cài đặt vào mục tiêu cho website của bạn.
Trên đây chính là tổng quan về công cụ google analytics mà chúng tôi liệt kê ra một cách đơn giản, dễ hiểu nhất cho những ai mới bắt đầu làm quen. Hy vọng với hướng dẫn dùng google analytics trên đây giúp ích được cho mọi người. Để lại thắc mắc hay có gì bổ sung cho bài viết ngay dưới phần bình luận của chúng tôi nhé.